Cô gái bị ép lấy chồng năm 10 tuổi, mang thai ở tuổi 13 và trở thành góa phụ năm 14 tuổi.
“Tôi vẫn vô tư chơi đùa ngoài sân thì mẹ tôi gọi tôi vào và báo rằng, tôi sẽ phải lấy chồng sớm. Cuộc sống của tôi kể từ đó đã không còn”. Một cô dâu trẻ người Ethiopian đã bị ép phải cưới khi cô mới chỉ lên 10, mang thai khi 13 và trở thành góa phụ ở độ tuổi 14.
Cuộc sống thật quá bất công với cô bé 10 tuổi Alemtsahye Gebrekidan bởi nó đã cướp đi tuổi thơ trong sáng hồn nhiên và cả quãng đời còn lại của cô một cách chóng vánh. Alemtsahye nghẹn ngào khi hồi tưởng lại cái ngày đen tối đã đẩy cô xuống địa ngục mãi mãi. Cô nói: “Mẹ bảo tôi rằng, tôi sắp phải kết hôn”. Tôi đã rất sửng sốt và khóc òa nhưng không nói bất cứ một lời nào với cha mẹ mình. Vậy là cuộc hôn nhân ấy đã diễn ra hai tuần sau đó. Chú rể của buổi lễ cũng là một cậu bé 16 tuổi.
Alemtsayhe Gebrekidan bị tước mất tuổi thơ khi phải lên xe hoa từ năm 10 tuổi. Cô như một minh chứng sống cho những nhận định về nạn tảo hôn
Dường như với chúng ta đây là điều khó có thể tưởng tượng được nhưng thực tế, theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có tới 14,2 triệu cái bé gái dưới 15 đã phải lấy chồng và sinh con mỗi năm.
Hậu quả mà cô phải gánh chịu thật kinh khủng. Cùng với việc giáo dục kiến thức không được hoàn thiện, bé gái này phải trải qua một cơn chấn thương tâm lý khi còn quá nhỏ, đó là việc quan hệ tình dục. Nguy cơ bạo lực cũng vì thế mà tăng mạnh và tương lai để có một cuộc sống tốt đẹp chỉ là chuyện trong mơ đối với Alemtsahye.
Clip: Nạn nhân của nạn tảo hôn chia sẻ về cuộc sống của mình
Tồi tệ hơn nữa, những bé gái phải lấy chồng và quan hệ tình dục dẫn đến việc mang thai quá sớm sẽ có nguy cơ tử vong trong khi sinh con hoặc do các biến chứng liên quan tới quá trình mang thai. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, độ tuổi nguy hiểm nhất khi mang thai là từ 15 đến 19 tuổi.
Nạn tảo hôn đã xâm phạm kinh khủng tới quyền con người, quyền được giáo dục và quyền được hưởng các chế độ chăm sóc y tế đầy đủ của các bé gái còn quá nhỏ tuổi.
Tình trạng tảo hôn ở Malawi khá phổ biến, mỗi năm có tới 14,2 bé gái không may mắn rơi vào tình trạng này
“Một cô gái đã phải kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ sẽ mất đi cơ hội được hoàn thành phổ cập giáo dục hoàn toàn”- một trong những ý kiến mà Alemtsahye đã chỉ ra. Giờ Alem đã 38 tuổi, cô đang sống ở Luân Đôn, cô luôn cảm thấy tức giận mỗi khi nghĩ lại quãng thời gian trong quá khứ đau buồn của mình. Chính cha mẹ là người đẩy cô vào tình cảnh này.
Cô nói: “Cha mẹ tôi và bố mẹ chồng sắp cưới của mình đã quyết định đi tới kết hôn mà không hề cho tôi hay”.
“Tôi đã từng có một tuổi thơ hồn nhiên và rất hạnh phúc. Nhưng từ khi kết hôn, địa ngục đã mở ra trước mắt tôi”.- Cô đau xót tâm sự.
Sau khi kết hôn, Alemtsahye buộc phải ngừng học, thay vào đó cô sẽ phải dành phần lớn thời gian của mình vào làm các công việc nhà
Đúng vậy, cuộc sống của một đứa trẻ bình thường đã chấm dứt kể từ khi Alem bị cha mẹ “đặt sẵn” ngày cưới hỏi với một cậu bé 16 tuổi. Và cũng đến ngày cưới, cô mới được gặp mặt chú rể của mình. Alem chia sẻ thêm: “Mặc dù vậy nhưng tới ngày cưới, khi lần đầu tiên nhìn thấy chú rể của mình, tôi vẫn phải ngậm ngùi đồng ý bởi anh ấy cũng là nạn nhân của sự sắp đặt này. Tôi nhìn thấy được sự buồn bã trong đôi mắt của anh ấy”.
Theo những gì mà Alem kể về cuộc hôn nhân của mình thì nạn nhân của tình trang tảo hôn không chỉ là những bé gái mà còn cả những bé trai.
Những bé trai này cũng sẽ phải ngừng quyền được giáo dục phổ cập để lập gia đình, còn các bé gái thì phải chịu những cơn tra tấn của các biện pháp tránh thai và những bệnh tật kéo theo.
Alem kể lại về những tháng ngày làm “vợ” của mình: “Hàng ngày, tôi phải đi lấy nước, đốn gỗ và nấu nướng cho chồng. Nguồn nước thì rất xa với nhà chúng tôi. Tôi phải đi từ sáng, đến tối mới về đến nhà và lại lao vào chuẩn bị bữa tối cho chồng. Cuộc sống của tôi chỉ có vậy”.
Hai mươi quốc gia có nạn tảo hôn phổ biến nhất
Đến khi lên 13, dù vẫn đang ở độ tuổi trẻ con nhưng cô đã giữ một chức vụ mới, đó là mẹ của một đứa trẻ. Cô đặt tên cho con trai mình là Tefsalen và đến giờ cậu đã được 25 tuổi.
Alem nhớ lại thời kỳ mang thai và sinh em bé, đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất đời cô. Thực tế, sự phát triển cơ thể chưa được hoàn thiện của cô chưa cho phép cô có thể đối mặt với những nhu cầu kháng thể để sinh em bé.
Alem tâm sự trong nước mắt: “Khi tôi mang thai, tôi thực sự rất đau đớn. Tôi đã phải khóc rất nhiều. Và khi sinh bé, tôi cũng rất đau bởi tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ”.
Cuộc sống bần cùng của người mẹ trẻ 13 tuổi Alem và đứa con trai của mình
Nhưng thời kỳ mang thai và sinh em bé là tồi tệ thì những năm 1989, cuộc nội chiến diễn ra ở Ethiopia còn tồi tệ hơn. Các cuộc xung đột, chiến tranh nổ ra liên tục từ năm 1974 đến năm 1991. Cuộc chiến tranh qua đi để lại hơn 1,4 triệu người chết, trong số đó có người chồng trẻ của Alem.
Alem kể rằng: “Cuộc nội chiến đã cướp mất người chồng 19 tuổi của tôi, vậy là tôi đã trở thành một góa phụ từ khi mới 14 tuổi. Một mình nuôi đứa con thơ quả thực rất khó khăn đối với một người phụ nữ ở độ tuổi chưa được giáo dục nhiều như tôi”.
Mặc dù cô không hề muốn cuộc hôn nhân bị sắp đặt này nhưng cô vẫn cảm thấy buồn khi nghĩ về người chồng trẻ và cuộc đời ngắn ngủi với niềm vui hiếm hoi từ khi lấy vợ của anh ấy. Cô tâm sự: “Tôi cảm thấy tiếc thương cho chồng mình bởi anh ấy không được sống cuộc sống của chính mình. Anh ấy cũng bị cha mẹ sắp đặt lấy tôi và kết thúc cuộc đời ở chiến trường. Giờ đây có những lúc nhìn đứa con trai mình, tôi không cầm được nước mắt”.
Sau đó cô đã phải để lại đứa con thơ cho mẹ đẻ chăm sóc, một mình tới Ai Cập để làm ăn nhưng bất hạnh thay, cô vào làm tại một nhà dân và họ không trả lương cho cô. Họ hứa hẹn rằng, nếu cô làm công cho họ, họ sẽ đưa cô tới Luân Đôn. Nhưng mọi sự không như ý muốn, họ đã bỏ cô ở lại đây.
Khi còn bé, Alem đã van xin cha mẹ cho phép cô được có tuổi thơ bình thường như các bạn và được giáo dục đầy đủ
Một thời gian sau, cô tìm được một công việc khác và cũng kiếm được một chút tiền, đủ để cô đăng ký vào một lớp học tiếng Anh. Rồi mọi chuyện cứ thế đưa đẩy, cô đã tự thành lập một tổ chức với mục đích cứu giúp những đứa trẻ có hoàn cảnh giống cô.
Còn về phía gia đình, cô chỉ được gặp con mình trong những lần về quê nghỉ lễ. Một năm trước đây, cô có đề nghị chuyển con trai lên sống cùng nhưng cha mẹ cô không đồng ý. Lúc đó, điều lo sợ nhất của cô đó là sợ cha mẹ lại sắp đặt cho con trai mình một cuộc hôn nhân như mẹ của nó.
Ấn Độ là quốc gia có nạn tảo hôn hoành hành cao nhất. Đây không chỉ là vấn đề riêng Ấn Độ mà nó còn là vấn đề bức bối của toàn cầu
Alem nói với con trai mình rằng: “Đừng bao giờ nghĩ con sẽ phải cưới sớm! Con cần phải được trang bị kiến thức đầy đủ trước khi kết hôn. Hãy nhìn gương của mẹ. Mẹ sẽ làm mọi chuyện để chuyện này không xảy ra với con”.
Đến giờ cuộc sống của Alem đã đi vào quỹ đạo, con trai cô cũng đã có công việc ổn định. Alem tiếp tục duy trì tổ chức cứu trợ trẻ em bị tảo hôn. Cô luôn kể lại cho thế hệ sau về câu chuyện thực đời mình để cảnh báo họ nên tránh xa hủ tục này.
Hiện tại Alem đang có một cuộc sống mới tại Luân Đôn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét